Chủ Nhật, 11 tháng 12, 2016

Việt Nam bán Vinamilk tưởng lời tỷ đô, ai ngờ... ế không tưởng

Một trong những điểm nhấn đáng chú ý nhất của nền kinh tế Việt Nam năm 2016 chính là chủ trương thoái vốn nhà nước tại hàng loạt các doanh nghiệp và tổng công ty lớn. Tiêu biểu nhất trong số này phải kể đến cái tên Vinamilk khi đây là một trong những doanh nghiệp hiếm hoi của Việt Nam đạt mức doanh thu tỷ đô. Nhận được nhiều kỳ vọng như vậy nhưng kết quả là Vinamilk lại gây ra sự thất vọng khi cổ phiếu của doanh nghiệp này liên tục chịu cảnh… ế hàng.
Theo Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước (SCIC), doanh nghiệp này vừa tiến hành chốt danh sách các nhà đầu tư đăng ký mua cổ phiếu VNM của Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam Vinamilk. Tuy vậy bất ngờ đã xảy ra khi chỉ có 2 pháp nhân duy nhất là F&N Dairy Investment và F&N Bev Manufacturing đăng ký.
Đáng nói hơn khi cả 2 quỹ đầu tư nói trên đều thuộc về một chủ sở hữu duy nhất là tỷ phú Thái Lan Charoen Sirivadhanabhakdi. Hai quỹ đầu tư này đã đặt mua tổng cộng 78,38 triệu cổ phần của Vinamilk, tương ứng với 5,4% vốn điều lệ của doanh nghiệp này. Con số này được xem là quá nhỏ so với 9% cổ phần tại Vinamilk mà SCIC đã đưa ra rao bán.
Việt Nam bán Vinamilk tưởng lời tỷ đô, ai ngờ... ế không tưởng

Sở dĩ việc bán cổ phần của Vinamilk ế ẩm như vậy bởi chính những quy định ngặt ngèo từ phía SCIC. Thứ nhất, SCIC khống chế lượng đặt mua tối đa 2,7% cổ phần đối với mỗi pháp nhân. Con số này là quá nhỏ đối với các nhà đầu tư chiến lược. Trong khi đó với các nhà đầu tư nhỏ lẻ, mức giá cổ phiếu Vinamilk tại thời điểm SCIC đấu giá là 144.000 đồng/cổ phiếu, cao hơn cả mức giá 135.800 đồng/cổ phiếu trên thị trường. Sở dĩ có nghịch lý này bởi SCIC tham chiếu theo giá cổ phiếu của Vinamilk trước ngày đấu giá. Tuy vậy điều bất ngờ đã xảy đến khi giá cổ phiếu Vinamilk lao dốc mấy ngày sau. Điều này khiến giá bán cổ phiếu Vinamilk từ SCIC cao hơn hẳn mức giá thông thường.
Ngoài yếu tố về lượng mua và giá thành, không mấy nhà đầu tư mặn mà với cổ phiếu Vinamilk do những sự phức tạp trong thủ tục bán đấu giá. Cụ thể hơn, SCIC yêu cầu các đơn vị tham gia đấu giá phải tiến hành đặt cọc, điều này đồng nghĩa với rủi ro cao hơn trong mắt các nhà đầu tư. Và chính điều đó đã khiến không ít nhà đầu tư nản lòng dù Vinamilk là một doanh nghiệp thực sự có tiềm năng rất lớn.
Sở dĩ 2 quỹ đầu tư của tỷ phú Thái Lan vẫn quyết định đầu tư vào Vinamilk bởi tỷ phú người Thái hiện đã nắm đến 11% cổ phần của doanh nghiệp này. Do đó, họ đang có ý định mua về càng nhiều càng tốt để gia tăng tầm ảnh hưởng của mình tại Hội đồng quản trị.
Chúng tôi chuyên cung cấp tin tức nóng nhất về  rao vặt kom tumrao vặt gia lairao vặt Đắk Lắkrao vặt Đắk Nôngrao vặt Lâm Đồng

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét