Thứ Ba, 6 tháng 9, 2016

16 phố đi bộ quanh Hồ Gươm là quá nhiều

Cuối tuần qua, trùng với dịp nghỉ lễ Quốc khánh 2/9, Hà Nội đã mở thêm một số tuyến phố đi bộ quanh Hồ Gươm. Theo báo cáo của Sở Du lịch Hà Nội, trong 3 ngày (từ 2-9 đến 4-9), khách du lịch đến Hà Nội đạt 207.236 lượt, tăng 22% so với cùng kỳ năm 2015. Trong đó, khách du lịch quốc tế đạt 22.236 lượt, tăng 11% so với cùng kỳ; khách nội địa khoảng 185.000 lượt, tăng 23% so với cùng kỳ năm 2015.
Đại diện ngành du lịch Hà Nội nhận định, sức hút của phố đi bộ quanh Hồ Gươm là một sự kiện quan trọng hấp dẫn du khách trong và ngoài nước đến với Thủ đô năm nay.
Theo Giám đốc Sở Du lịch Hà Nội Đỗ Đình Hồng, không gian đi bộ quanh Hồ Gươm và phụ cận đã đón tiếp lượng du khách đông hơn hẳn so với kỳ nghỉ lễ 2-9 mọi năm. Về cơ bản phố đi bộ được người dân và du khách quốc tế đón nhận trong sự hân hoan. Tất nhiên đâu đó vẫn còn hiện tượng xả rác, hàng rong… nhưng cơ bản phố đi bộ hoạt động khá trơn tru.
“Chúng ta không nên quá cầu toàn trong những ngày đầu tiên thí điểm, những phát sinh đã được cơ quan chức năng ghi nhận để có biện pháp chấn chỉnh, xử lý để phố đi bộ ngày một hoàn thiện” - lãnh đạo Sở Du lịch Hà Nội nhận định.
'16 phố đi bộ quanh Hồ Gươm là quá nhiều' - 1

Người dân chen nhau đổ về các tuyến phố đi bộ quanh Hồ Gươm.
Tuy nhiên, trao đổi với phóng viên Infonet sáng nay (6/9), PGS Nguyễn Văn Hùng, nguyên Hiệu trưởng Trường Đại học Xây dựng cho rằng, việc Hà Nội tổ chức tới 16 tuyến phố đi bộ quanh một điểm trung tâm là quá nhiều. Những người dân kinh doanh thì có lợi nhưng phải đặt vấn đề tại sao mở ở những tuyến phố đó?
“Các tuyến phố Hàng Ngang, Hàng Đào… là những tuyến phố cũ, còn những tuyến phố khác thì sao lại mở những tuyến phố đó? Có phải vì thuận tiện cho đường đi bộ hay không hay vì kinh doanh mặt hàng? Tại sao không mở cô đặc ở giữa?”, PGS Nguyễn Văn Hùng đặt hàng loạt câu hỏi.
PGS Nguyễn Văn Hùng cho rằng, thay vì tổ chức dàn trải ở khu vực Hồ Gươm, Hà Nội nên tổ chức ở mỗi quận, huyện một vài tuyến phố đi bộ để phân tán bớt lượng người ở trung tâm.
“Hà Nội chỉ cần có tuyến phố đi bộ quanh khu vực ở Hồ Gươm hay không? Hay mỗi quận, huyện có 1 đến 2 tuyến phố đi bộ vừa làm điểm văn hóa cũng được chứ tại sao chỉ tập trung ở khu trung tâm?”, PGS Nguyễn Văn Hùng tiếp tục đặt câu hỏi.
'16 phố đi bộ quanh Hồ Gươm là quá nhiều' - 2

PGS Nguyễn Văn Hùng trao đổi với phóng viên Infonet. (Ảnh: Tuấn Minh)
Theo PGS Nguyễn Văn Hùng, với các điểm đi bộ ở các quận, huyện việc tổ chức ở đâu cho hợp lý thì phải tính, tuy nhiên nên chọn những địa điểm không ảnh hưởng đến giao thông. Ví dụ như ở quận Hoàng Mai nên tổ chức quanh hồ Hoàng Mai, hay một vài nơi khác ở quận Hà Đông, quận Thanh Xuân... cũng có những vị trí có thể đi bộ.
“Nếu cái gì cũng dồn vào trung tâm cả thì sẽ gây tắc đường và gây ngột ngại trong đô thị. Hơn nữa tập trung ở một điểm sẽ khiến việc đi lại của nhiều người khó khăn do quá xa. Nếu có vài địa điểm thì dân ở đó người ta sẽ phân tán bớt đi. Càng đông người thì càng không an toàn và an ninh càng khó khăn hơn”, PGS Nguyễn Văn Hùng nhận định.
Theo đánh giá của PGS Nguyễn Văn Hùng, việc Hà Nội kéo dài thời gian sinh hoạt về đêm giúp kích thích thương mại và du lịch phát triển cũng là tạo chỗ vui chơi, thưởng lãm, gặp nhau, giới thiệu đặc sản, nghệ thuật đặc trưng của dân tộc… Tuy nhiên, phải cân nhắc lại xem bao nhiêu phố là vừa phải. Nếu triển khai 5-7 phố quanh Bờ Hồ thì hợp lý hơn. Việc triển khai quá nhiều tuyến phố sẽ ảnh hưởng thế nào cần phải có đánh giá tác động.
“Ở những tuyến phố đi bộ có thể những người kinh doanh có lợi nhưng những người sống ở đó không phải ai cũng kinh doanh cả nên việc của họ thế nào? Việc gửi xe, dắt xe vào thế nào? Ô tô để ở đâu?”, PGS Nguyễn Văn Hùng nêu vấn đề.
Theo Tuấn Minh (Người lao động)
Chúng tôi chuyên cung cấp tin tức nóng nhất về rao vặt kom tumrao vặt gia lairao vặt Đắk Lắkrao vặt Đắk Nôngrao vặt Lâm Đồng

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét